UAI Tin
tức

Không gian công cộng khu vực 131 vòm cầu tại phố Phùng Hưng, Hà Nội

Đây là một dự án nghiên cứu tổ chức KGCC ứng dụng sự cộng sinh của các yếu tố kinh tế xã hội trong hệ sinh thái nhân văn. Khu vực nghiên cứu là tuyến đường sắt đô thị được người Pháp xây dựng vào năm 1900-1902 chạy ngang qua trung tâm TP, bên dưới là 131 vòm cầu bằng đá được bịt kín từ năm 1980.

Năm 2018, TP muốn xây dựng Dự án đục thông cả 131 vòm cầu để biến nơi đây trở thành một KGCC phục vụ cộng đồng và phát triển du lịch. Nhóm nghiên cứu chúng tôi thuộc Viện Quy hoạch và Kiến trúc Đô thị được TP giao nghiên cứu dự án này với mục tiêu hình thành một Trung tâm “Văn hoá – Thương mại – Dịch vụ – Du lịch”.

Phân chia 5 khu vực đặc trưng trên tuyến cầu dẫn [nguồn UAI]

Khu vực này có một số đặc điểm:

  1. Nó nằm ở vị trí giáp ranh giữa khu phố cổ với các hoạt động kinh doanh truyền thống và khu phố cũ là trung tâm hành chính, chính trị nơi có nhiều di sản kiến trúc thuộc địa.
  2. Đường Cầu dẫn bằng đá được xem là di sản kiến trúc cần được bảo tồn. Hai đặc điểm trên được nhận định là tài nguyên văn hoá vốn có của khu vực
  3. TP muốn đây là một KGCC đa chức năng: Văn hóa, thương mại, dịch vụ, du lịch; đây được coi là tài nguyên về kinh tế xã hội.

Nhiệm vụ là nghiên cứu phát triển KGCC mới đồng thời bảo tồn di sản, cộng sinh các hoạt động kinh tế văn hóa xã hội trên toàn tuyến với khu phố cổ và khu phố cũ, cộng sinh các hoạt động kinh tế văn hóa xã hội của các vòm cầu khác nhau trên toàn tuyến.

Khảo sát và nghiên cứu hiện trạng

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát khu vực 131 vòm cầu và căn cứ vào sự kết nối với khu vực phố cổ đã nhận thấy có thể tạo nên một sự cộng sinh bền vững giữa tuyến 131 vòm cầu với khu phố cổ – khu phố cũ để tạo nên một hệ sinh thái nhân văn bền vững. Sự kết nối này xuất phát từ góc độ phân tích các hoạt động công cộng và các cảnh quan đã định dạng lâu đời tại hai khu vực phố này để phân chia KGCC dự kiến thành các khu vực hoạt động đặc thù khác nhau trên tuyến cầu dẫn. Qua khảo sát, nhận thấy đây là khu vực có giá trị hoạt động kinh tế, đa ngành nghề kinh doanh.

Hiện nay các ngành nghề kinh doanh riêng rẽ chưa có sự liên kết với nhau. Tuy nhiên thống kê này không hoàn toàn chính xác vì trên thực tế các không gian có sự biến đổi tùy theo thời gian và mong muốn của khách hàng.

Kết quả nghiên cứu ứng dụng

Xác định chức năng các phân đoạn dọc tuyến nhằm tăng cường khả năng cộng sinh giữa các yếu tố của 131 vòm cầu

Xuất phát từ các phân tích trên, chúng tôi đề xuất phân chia 131 vòm cầu trên tuyến cầu dẫn bằng đá ra thành 5 phân đoạn khác nhau, với 5 chức năng đảm bảo khả năng cộng sinh bền vững giữa chúng trong không gian 131 vòm cầu, trong đó:

  • Phân đoạn 1 dài 290 mét, từ vòm N2-N49, có chức năng Thương mại, bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đóng vai trò hỗ trợ khu phố cổ như một nơi tập trung giới thiệu và kinh doanh các sản phẩm được sản xuất từ khu phố cổ. Mối quan hệ giữa chúng là sản xuất – tiêu thụ;
  • Phân đoạn 2 dài 180 mét, (từ vòm N51-N76), có chức năng văn hóa, đảm nhiệm chức năng trình diễn nghệ thuật công cộng. Tại đây sẽ là nơi giao lưu với các nghệ nhân và các trình diễn sân khấu nghệ thuật. Nó hỗ trợ đón tiếp các tuyến du lịch từ khu phố cũ;
  • Phân đoạn 3 dài 125 mét (từ vòm N78-N93), có chức năng là khu vực ẩm thực truyền thống. Đặc điểm của khu vực này là tuyến phố nhỏ nhưng lại tập trung nhiều quán ăn ngon có tiếng của khu vực. Nó là điểm dừng hợp lý cho các hoạt động ở phân khu 2, 3 và 4,5;
  • -Phân đoạn 4 dài 170 mét, (từ vòm N95-N121), có chức năng là khu vực Bazar Street. Đây là một khu vực cận kề chợ Đồng Xuân nên rất phù hợp với việc tổ chức một khu chợ đường phố truyền thống:
  • Phân đoạn 5 dài 70 mét, (từ vòm N123-N131), có chức năng cho khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới tư duy lập nghiệp, phát triển công nghệ. Đây là khu vực cuối cùng của tuyến, nơi tập trung của các doanh nhân trẻ mưu sự khởi nghiệp.

Tạo các hệ sinh thái và khả năng cộng sinh bền vững giữa chúng

Với việc phân ra thành 5 khu vực đặc trưng, chúng tôi đã kiến nghị 5 hệ sinh thái đơn liên kết với nhau dọc theo tuyến 131 vòm cầu, bổ sung hỗ trợ lẫn nhau, cộng sinh bền vững để trở thành một trung tâm công cộng đa chức năng.

Ứng dụng công nghệ số trong mối quan hệ cộng sinh giữa các khu vực.

Việc ứng dụng dụng công nghệ số sẽ làm gia tăng khả năng kết nối cộng sinh giữa các ngành nghề kinh doanh. Theo đó cả bốn ngành nghề kinh doanh kết hợp với nhau tốt hơn khi sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong tập hợp và truyền tải dữ liệu thông tin.

Phương án Viện UAI nghiên cứu thiết kế và cải tạo 131 Vòm cầu – Tuyến phố Phùng Hưng [nguồn UAI]

Trong thời đại ngày nay, việc phát triển bền vững hệ sinh thái nhân văn có một ý nghĩa quan trọng bên cạnh những khái niệm về TP thông minh, kiến trúc xanh, bền vững. Đặc biệt đối với các TP có giá trị lịch sử thì hệ sinh thái nhân văn càng cần phải lưu ý bảo tồn những giá trị nhân văn mà nó đã và đang sở hữu. Trong mọi trường hợp, KGCC luôn trở thành những điểm hấp dẫn cho hỗ trợ cộng đồng và phát triển du lịch. Theo lý thuyết cộng sinh hệ sinh thái nhân văn, việc tạo dựng mạng lưới phát triển KGCC trong TP cần có sự kết nối giữa các KGCC ở các vị trí khác nhau với các thể loại khác nhau theo nguyên tắc trao đổi. Cũng như trong một KGCC có nhiều bộ phận thì cần tạo dựng mối liên kết giữa các bộ phận đó một cách bền vững. Viện UAI nghiên cứu đã tổng kết các lý thuyết về hệ sinh thái nhân văn, đã thiết lập mô hình liên lết giữa các yếu tố cấu thành hệ sinh thái ở những quy mô khác nhau, và ứng dụng cụ thể vào dự án phát triển KGCC khu vực 135 vòm cầu tuyến Phùng Hưng – Long biên thuộc quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Không chỉ tuyến phố này, lý thuyết nghiên cứu có thể áp dụng cho các KGCC khác của quận Hoàn Kiếm nói riêng và các KGCC của các TP khác của Việt Nam nói chung.

Sách dự án xem tại đường dẫn sau:

Nguồn trích dẫn: https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/nguyen-cuu-he-sinh-thai-nhan-van-trong-to-chuc-khong-gian-cong-cong-truong-hop-tuyen-di-bo-khu-vuc-131-vom-cau-dan-phung-hung-ga-long-bien-hoan-kiem-ha-noi

Nguồn ảnh dự án: Viện Quy hoạch và Kiến trúc Đô thị (Phòng KT1&QH2)

Tin nổi bật

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ

THÔNG TIN

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ

THÔNG TIN

Để lại thông tin liên hệ