UAI Tin
tức

Ý tưởng Quy hoạch Kiến trúc Dự án Đầu tư Xây dựng tăng cường cơ sở vật chất trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại Băc Ninh

Địa điểm: Phường Đồng Nguyên, Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

     a. Vị trí địa lý.

  • Vị trí địa lý xây dựng thuộc địa giới hành chính phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

b. Ranh giới khu đất nghiên cứu.
+ Phía Bắc: giáp đường quy hoạch khu dịch vụ và đô thị Vĩnh Kiều rộng 20m
+ Phía Đông: giáp đường quy hoạch khu dịch vụ và đô thị Vĩnh Kiều rộng 22m
+ Phía Đông Nam: giáp đường Nguyên Phi Ỷ Lan rộng 35m
+ Phía Tây và Tây Nam: giáp đường quy hoạch khu dịch vụ và Đô thị Vĩnh Kiều rộng 30m và khu đất nghĩa trang hiện trạng
c. Phạm vi nghiên cứu.

  • Phạm vi xây dựng được xác định trên bản đồ điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Từ Sơn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (đã được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt tại Quyết định số 1097/QĐ-UB ngày 20/8/2012 và Quyết định số 1316/QĐ-UBND ngày 17/12/2014).
  • Khu vực nghiên cứu lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Dự án đầu tư xây dựng tăng cường cơ sở vật chất Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thuộc địa giới hành chính phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh; Dự án nằm trong Khu đô thị, dịch vụ Vĩnh Kiều, phường Đồng Nguyên, nằm trong địa giới hành chính thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
    Quy mô nghiên cứu lập quy hoạch.
  • Tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 13,09 ha.
  • Quy mô người hoạt động thường xuyên theo dự báo nhu cầu: 4.800 người (trong đó, số học viên là 4.500 người và số cán bộ, giảng viên làm việc là 300 người)

Ý tưởng quy hoạch

Trên cơ sở ý tưởng quy hoạch chính. Công viên được chia làm 4 khu vực chính, đó là khu đối ngoại, khu học, khu ở ký túc xá nhà công vụ, khu thể thao.

– Các chức năng này được kết nối bằng ngoài các tuyến giao thông cơ giới là các tuyến giao thông đi bộ

– Các chức năng chính đều có bố trí cổng vào từng khu vực.

– Khu đối ngoại: nhà hành chính hiệu bộ, hội trường

– Khu học: các khối giảng đường, thực nghiệm, thư viện, căng tin, nhà ăn.

– Khu ở: khối ký túc xá, khối nhà công vụ.

– Khu thể thao: Nhà thi đấu, sân vận động, giáo dục quốc phòng…

Chỉ tiêu về sử dụng đất

Căn cứ theo nhu cầu và quy mô, có chỉ tiêu quy hoạch cụ thể như sau:

–  Mật độ xây dựng tối đa: 18%,

–  Tầng cao tối đa: 7 tầng.

–  Hệ số sử dụng đất 0.7 lần

Quy hoạch sử dụng đất

Giải pháp thiết kế không gian

Tổng mặt bằng cảnh quan

Không gian được hình thành bởi các vùng cảnh quan chính và các cấu trúc đặc trưng sau:

  1. Khu vực giảng đường, phòng thực hành, xưởng tập trung được tổ hợp có kết nối với nhau phù hợp, linh hoạt. Khu vực này được bố trí tại trung tâm ô đất, theo đúng hướng Bắc Nam. Có hướng tiếp cận thuận tiện tới các khu Hành chính, thư viện, căng tin, nhà ăn, bãi để xe sinh viên, và không gian sân tập trung cũng như các không gian cây xanh cảnh quan. Phân khu các giảng đường cho các loại hình đào tạo khác nhau (hệ chuẩn/CLC/…). Có các không gian tự học, làm việc nhóm/workshop để triển khai đào tạo theo CDIO/ABET.
  2.  Khối hành chính, quản lý: Được bố trí ngay phía mặt đường Nguyên Phi Ỷ Lan, tạo một kiến trúc bề thế, điểm nhấn cho cả đồ án. Khu vực này được thiết kế theo kiểu văn phòng mở (open office) trong đó phòng làm việc không chia nhỏ, vụn mà tiếp cận theo kiểu không gian làm việc chung, chia sẻ giữa các bộ phận/đơn vị đảm bảo thuận tiện tương tác với sinh viên và khách đến làm việc tuy nhiên phải đảm bảo có không gian riêng, yên tĩnh để làm nghiệp vụ chuyên môn.
  3. Khối hội trường: Bố trí gần và có hành lang cầu kết nối với khu Hành chính, khối này có chức năng Hội nghị, hội thảo, lễ hội…
  4. Khối thư viện: Bố trí trung tâm giữa khối học và khối ở ký túc xá, thuận tiện cho sinh viên đến sinh hoạt và học tập.
  5. Khối nhà ăn: Bố trí trung tâm giữa khối học và khối ở ký túc xá, có gắn kết với các không gian cảnh quan cây xanh xung quanh.
  6. Khối ký túc xá và khối nhà công vụ: được bố trí về phía Bắc, cuối khu đất, được tách thành khu vực riêng đảm bảo yếu tố riêng tư.
  7. Khối thể thao – Giáo dục quốc phòng: kết hợp 2 chức năng trong cùng 1 khu đất, khu này được bố trí hướng Tây Bắc, tại dẻo đất phía cuối của đồ án, riêng biệt, phù hợp với nhu cầu xã hội hóa.
  8. Khu vực cây xanh, mặt nước: Bao gồm các khu vực vườn hoa, đường dạo được tổ chức cảnh quan hiện đại phân tán trong các khối chức năng và trên các tuyến giao thông. Mặt nước là một hồ cảnh quan đẹp bố trí tại sân tập trung chính, ngoài là điểm nhấn cảnh quan đó còn mang yêu tố phong thủy. Rải rác các khu vực cây xanh có bố trí các thiết bị tập thể dục thể thao, ghế ngồi, giàn hoa, chòi nghỉ, tượng…

Việc đầu tư xây dựng tăng cường cơ sở vật chất Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại Bắc Ninh, sẽ đáp ứng nhu cầu đào tạo trong vĩnh vực quản lý tài nguyên đất, quản lý môi trường đảm bảo môi trường không khí, tiếng ồn, đất và nước… đạt tiêu chuẩn an toàn, cho nên nhu cầu đào tạo là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai, theo Luật đất đai và các nghị định hiện hành, đây là một chủ trương đúng đắn và phù hợp với quy hoạch tỉnh Bắc Ninh và xu thế phát triển đô thị, phát triển giáo dục đào tạo về Tài nguyên và Môi trường. Việc hình thành các khu đô thị mới, Trường đại học Tài nguyên và Môi trường sẽ góp phần nâng cao nhận thức về môi trường sinh thái, đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh sẽ là một điểm đến lý tưởng hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh sớm trở thành thành phố loại 1 cấp quốc gia.

Triều Linh

Nguồn: Uai Architect & Associates

Tin nổi bật

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ

THÔNG TIN

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN DỊCH VỤ

THÔNG TIN

Để lại thông tin liên hệ